Gần đây Cường thấy nhiều anh chị chơi coin lúng túng vì giá các loại tiền ảo biến đổi khôn lường, khi lên khi xuống mỗi ngày hàng chục phần trăm. Mỗi khi như vậy mọi người lại lo lắng và hỏi nhau "Có biến gì mà giảm thế?", "Có tin gì mà tăng mạnh thế?"...
Có lẽ phần lớn anh chị em đào coin và đầu tư coin có thể chưa phải là những trader chuyên nghiệp, có người là dân IT, có người là dân MMO, có người chơi cho vui... nên đối với thị trường tài chính có những bỡ ngỡ nhất định, mình muốn chia sẻ một chút nhận định từ kinh nghiệm giao dịch tài chínchị tham khảo và có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về biến động của giá coin.
Thứ Nhất, đã mua bán thì ta cần hiểu được bản chất sự tăng giảm của GIÁ. Không ai có thể quyết định giá của chứng khoán, tiền tệ hay coin khi chúng được giao dịch tự do, giá của chúng dịch chuyển theo quy luật CUNG - CẦU. Trên thị trường luôn có người mua và bán. Người bán cũng có người muốn bán giá thấp, người muốn bán giá cao. Khi cung - cầu ổn định thì giá bán ổn định, nhưng khi cầu mua tăng lên, sẽ làm lượng cung của những người bán giá thấp bị gom hết, và chỉ còn lại những người chào bán giá cao, khiến cho giá của coin tăng lên. Ngược lại khi cung quá nhiều, muốn bán được phải hạ xuống để bán ra nhanh, làm cho giá giảm. Vì vậy, mỗi khi giá có sự biến động giảm, chúng ta đừng vội nghĩ nó là do một tin tức nào, đôi khi nó chỉ vì thời gian trước đó lượng mua vào đã quá nhiều, khiến người ta phải bán bớt ra để chốt lời mà thôi, và ngược lại giá tăng cũng thế.
Thứ Hai, bitcoin hiện giờ đã là một trong những thị trường có giá trị lớn nhất toàn cầu. Không ai có đủ sức để một mình kéo nó lên hoặc đánh sập nó cả, thậm chí cả các chính phủ hoặc sự liên minh của nhiều chính phủ vì nó không hề lệ thuộc các quốc gia. Nói như vậy không có nghĩa các tin tức hay sự kiện là vô nghĩa, nó vẫn có những tác động nhất định dù không quyết định. Vì cung cầu bị ảnh hưởng bởi tâm lý con người, tâm lý con người lại bị ảnh hưởng lẫn nhau và bởi các thông tin bên ngoài. Quy luật vận động của coin cũng tương tự như chứng khoán, vàng, ngoại hối hay thậm chí là bất động sản. Anh chị có thể thấy giá vàng, giá đất hoặc giá nông sản từ hàng trăm năm qua vẫn lên xuống, vẫn sốt và vẫn sập dù đôi khi chẳng có tin gì tích cực hay tiêu cực. Thậm chí thời xưa người ta còn chưa có công cụ để truyền tin như bây giờ. Nếu một loại hàng hóa bị đẩy lên quá cao so thì nhất định sẽ phải có sự điều chỉnh trở về đúng giá trị thật của nó.
Hãy lấy ví dụ về một cá nhân hoặc tổ chức, nếu cứ vay nợ và thua lỗ thì sớm muộn cũng có lúc vỡ nợ như một hệ quả tất yếu. Vấn đề là chỉ khi có một chủ nợ đến đòi "rát" quá thì mọi người mới vỡ lẽ là nhà kia đã vỡ nợ. Vậy thì người đòi nợ kia chỉ là một chất xúc tác để làm bùng phát vỡ nợ chứ không phải là nguyên nhân thực sự của việc vợ nợ. Nếu không hiểu được điều này, chỉ nhìn vào vụ việc mà nghĩ rằng người ta vỡ nợ chỉ vì một chủ nợ, và cho rằng hiện tượng là nguyên nhân thực sự thì quả là phiến diện một cách đáng thương. Thời gian gần đây mình thấy một số anh chị chơi coin suốt ngày nơm nớp nghe ngóng tin tức, sống trong lo lắng thì cũng giống như mình không nhìn vào tình hình làm ăn của một người, chờ đến khi họ vỡ nợ mình mới nghe tin thì có khi sự phản ứng của mình đã muộn rồi.
Thứ Ba là anh chị nên hiểu, ngày nào trên trái đất này cũng có những phát ngôn và tuyên bố về mọi sự việc, trong đó có cả về tương lai của bitcoin. Vừa buổi sáng người ta nói bitcoin sẽ lên cao, đến trưa lại có người bảo nó sắp chết. Luôn luôn sẽ có một vài phát biểu hợp với diễn biến của bitcoin trong giai đoạn đó và một số khác thì không. Nếu như giá của coin có diễn ra đúng với một phát biểu nào không có nghĩa nó thực sự bị tác động bởi người phát biểu điều đó. Cách tốt nhất là chúng ta nên tìm hiểu về bản chất của các loại coin, cơ chế hoạt động và quy luật biến đổi giá trị của nó thay vì ngồi hóng các tin tức vẩn vơ và tin rằng nếu có thông tin mình sẽ chiến thắng. Chưa kể các thông tin mình có đều là thông tin cả thế giới có, và sự thật nó không có nhiều giá trị lắm đối với việc giao dịch. Nhìn lại biến động của bitcoin năm 2013, lúc đó chẳng hề có xung đột Triều Tiên, chẳng có sàn coin nào sập, chẳng có tỷ phú nào quan tâm đến một thị trường "trẻ ranh" như bitcoin như giá vẫn sốt, vẫn tăng và giảm hàng nghìn lần. Suy cho cùng, chỉ có giá trị và quy luật cung cầu là điều chi phối sự biến đổi của các loại hàng hóa và tiền tệ. Các thông tin bên lề luôn hỗn loạn và chỉ là biểu hiện chứ không phải bản chất của thị trường.
Trên đây là vài tâm sự của Cường để anh em an tâm trong mùa bão, hy vọng sẽ có dịp trao đổi với mọi người sâu hơn về chủ đề này trong những lần tiếp theo. Anh chị nào quan tâm chủ đề này có thể comment trao đổi thêm nhé.
Chu Ngọc Cường.
0 Comments
Post a Comment